Home » Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị
Today: 2024-05-12 14:37:36

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị

(Ngày đăng: 15/07/2020)
           
Nám da với những đốm, mảng sạm màu thường hiện diện ngay trên khuôn mặt. Chúng phát triển rất nhanh khiến làm làn da trông loang lổ, không đều màu. Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị.

Nám da luôn là vấn đề khiến nhiều chị em trăn trở. Nám da với những đốm, mảng sạm màu thường hiện diện ngay trên khuôn mặt. Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị.

Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị.

Dấu hiệu nhận biết nám da:

Cơ chế hình thành nám, sạm da và tàn nhang, đồi mồi là do sự tăng đột biến các sắc tố Melanin ở hạ bì và thượng bì. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến sắc tố là bởi tác hại của tia cực tím trong ánh mặt trời. Các yếu tố từ môi trường như: gió, bụi, khói xe, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hay thói quen thức khuya, căng thẳng…

Da bắt đầu xỉn màu: Dấu hiệu nám da dễ nhận thấy đầu tiên là da bạn đang bắt đầu tối màu hơn, đặc biệt là gò má, dưới gò má hay mũi. Đây là những vị trí nám thường xuất hiện nhất, vùng da xỉn màu dần và sắc tố cũng đậm hơn so với bình thường.

Dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị, OxspaDa xuất hiện tàn nhang: Những chị em có tàn nhang sẽ có nguy cơ bị nám cao so, không phân biệt tuổi tác. Các vết tàn nhang lâu ngày sẽ dễ dẫn đến nám và việc điều trị giai đoạn này sẽ khó khăn hơn.

Da có các chấm nâu hay vàng đậm: Bạn có thể quan sát được khi soi gương, các chấm nâu vàng, đậm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng khắp gương mặt. Theo thời gian, chúng sẽ tiến triển nhanh hơn và “phá hoại” nhan sắc của bạn.

Cách điều trị nám da mặt:

Sử dụng kem bôi trị nám:

Sử dụng thuốc bôi trị nám thường được áp dụng đối với nám mảng, chân nám ở lớp thượng bì, không ăn sâu vào trung bì, hạ bì và có màu sắc nhạt. Dùng thuốc đều đặn có thể làm mờ các mảng nám, cải thiện màu da, giúp duy trì làn da ẩm mượt, mịn màng và tươi trẻ.

Dùng thuốc điều hòa nội tiết tố:

Rối loạn nội tiết tố là một trong những yếu tố có thể gây sạm nám, tàn nhang và lão hóa da. Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc uống hoặc viên uống bổ sung nhằm điều hòa hormone estrogen, cải thiện sức khỏe làn da và giảm sạm nám.

Điều trị nám da bằng laser:

Điều trị nám da bằng laser là phương pháp tương đối phổ biến. Phương pháp này sử dụng tia laser có bước sóng phù hợp tác động vào chân nám (ở trung bì hoặc hạ bì) nhằm phá hủy tế bào melanin, làm mờ vết nám và cải thiện sắc tố da. Tế bào melanin bị phá hủy sẽ được đào thải qua lỗ chân lông trên bề mặt da.

Chú trọng chống nắng, bảo vệ da:

Tia UVB trong ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố gây sạm nám và khiến các mảng, đốm nâu trên bề mặt da có xu hướng đậm màu dần theo thời gian. Cần chống nắng và bảo vệ da nghiêm ngặt.

Giảm nám với lối sống lành mạnh:

Khác với tàn nhang, nám da bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị và chăm sóc, cần thực hiện lối sống lành mạnh để nuôi dưỡng làn da và tác động toàn diện đến quá trình điều trị nám.

Giảm nám da với nguyên liệu tự nhiên:

Mặt nạ nghệ và sữa chua: Công thức này có tác dụng tẩy tế bào chất nhẹ dịu, dưỡng ẩm, làm mờ vết thâm và loại bỏ mảng nám trên bề mặt da. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng sinh cơ giúp hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông và lấp đầy các vết sẹo lõm.

Trị nám da bằng giấm táo: Axit acetic trong giấm táo có khả năng làm mờ đốm nâu, tẩy tế bào chết và làm sạch bã nhờn trong lỗ chân lông. Khi sử dụng, nên pha loãng giấm táo với nước lọc theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng tăm bông thấm hỗn dịch thoa lên các đốm nám từ 3 – 5 lần và rửa sạch sau 10 – 15 phút.

Bài viết đã tổng hợp các dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Bài viết dấu hiệu của nám da mặt và cách điều trị được biên soạn bởi đội ngũ Oxspa.

Bạn có thể quan tâm