| Yêu và sống
Tác hại của mỹ phẩm giả
Sau hàng loạt vụ việc phát hiện các lô mỹ phẩm giả từ cơ quan chức năng, tác hại của mỹ phẩm giả được các chuyên gia cảnh báo về mối nguy hiểm.
1. Gây ung thư
Mỹ phẩm giả thường chứa các chất gây ung thư như asen, berili và cadmium.
Với ưu điểm là giá thành rẻ và đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng một hàm lượng lớn các thành phần này vào mỹ phẩm.
Ban đầu, người sử dụng mỹ phẩm nhái chỉ thấy các triệu chứng như: dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, nám.
Tuy nhiên, khi dùng lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư da. Đồng thời, mỹ phẩm giả sẽ khiến bạn bị lão hóa da sớm.
2. Nhiễm trùng da
Các lớp trang điểm quanh mắt bị nhiễm bẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt. Để điều trị được tình trạng này, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc thích hợp.
3. Gây kích ứng da
Đây là triệu chứng thường gặp và dễ phát hiện nhất khi bạn mua phải mỹ phẩm giả. Sản phẩm làm đẹp được làm giả sẽ gây kích ứng làn da với các biểu hiện như: nổi mụn, ngứa ngáy.
4. Gây hại các cơ quan trong cơ thể
Các kim loại nặng trong mỹ phẩm thường trong mỹ phẩm giả khi vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể.
Nó có thể gây biến đổi gen và các tế bào, phát triển các bệnh về gan, nội tiết, thần kinh, vô sinh.
5. Tác hại của mỹ phẩm giả gây nhiễm độc chì
Chì xuất hiện nhiều nhất trong son môi. Mặt khác son môi là sản phẩm làm đẹp thiết yếu và không thể thiếu của chị em phụ nữ.
Do đó, việc sử dụng son giả, son nhiều chì về lâu dài sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc chì.
► Một số biểu hiện của nhiễm độc chì:
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy
Ảnh hưởng đến chức năng răng lợi như: viêm nướu, tụt lợi, viêm lợi.
Các cơ quan như: tim, dạ dày, thần kinh cũng bị tác động tiêu cực.
► Cách tránh mua phải mỹ phẩm giả:
+ Người tiêu dùng chỉ nên mua mỹ phẩm từ các công ty đáng tin cậy và các nhà bán lẻ được ủy quyền.
+ Hãy chú ý đến giá cả, bao bì và chất lượng của sản phẩm. Nếu giá quá cao so với giá niêm yết, nếu bao bì bị đổi màu hoặc thiếu mã vạch hoặc nếu độ đặc, kết cấu của sản phẩm khác so với sản phẩm ban đầu thì đó có thể là mỹ phẩm giả.
+ Không dùng chung các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm.
+ Nếu bạn mua một sản phẩm nghi ngờ đó là hàng giả, sau khi sử dụng hãy ngừng dùng sản phẩm ngay lập tức.
+ Bạn cũng nên theo dõi để tránh mua mỹ phẩm cũ và hết hạn.
Liên hệ Oxspa để được tư vấn – chăm sóc các vấn đề về da.
Tác hại của mỹ phẩm giả - biên soạn: Oxspa.
Bạn có thể quan tâm
- Cách dưỡng móng tay nhanh dài, cứng và hồng (10/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Làm đẹp từ gừng giúp làm đẹp từ trên xuống dưới (10/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Cách trị mụn lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà (08/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Chăm sóc da vùng nách trắng sáng mịn màng (08/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Cách trị sẹo thâm sau laser hiệu quả (07/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Cách chăm sóc da mỏng và yếu đúng cách (07/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Tại sao khi bôi HA (Hyaluronic acid) bị kích ứng ? (07/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Chăm sóc da sau khi Peel nhanh phục hồi, hiệu quả, an toàn (02/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Sau Khi Peel Da Nên Kiêng Gì để da Phục Hồi nhanh (02/06/2023) Nguồn: https://oxspa.vn
- Công nghệ ủ Nano căng bóng môi (31/05/2023) Nguồn: https://oxspa.vn