Home » Dấu hiệu bạn đang bị chàm môi
Today: 2024-11-22 03:39:25

| Yêu và sống

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

Dấu hiệu bạn đang bị chàm môi

(Ngày đăng: 19/05/2022)
           
Chàm môi gây khô da vùng môi, ngứa ngáy, bong tróc da, nổi mụn nước và các hạt li ti xung quanh vùng môi. Tuy có thể điều trị đơn giản theo đơn thuốc nhưng nó cũng đem lại sự tự ti cho người mắc phải.

Chàm môi là gì?

Khi chúng ta mắc phải chàm môi rất dễ nhầm lẫn giữa chàm môi và khô môi vì dấu hiệu ban đầu khá giống nhau. Chàm môi là một loại viêm da dị ứng khiến vùng da môi hoặc xung quanh miệng bị tổn thương gây đau rát, khó chịu. Thông thường bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ và nhìn thấy rõ những biểu hiện nhất khi thời tiết giao mùa.

Dựa vào các biểu hiện trên da, chàm môi được chia thành 2 loại: Chàm nhẹ và chàm nặng. Tuy loại bệnh nay không gây hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ, giao tiếp hàng ngày, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái làm giảm chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu bị chàm môi.

Khi môi bị chàm chỉ xuất hiện tình trạng khô môi, lớp da môi nứt nẻ và bong tróc thành từng mảng trắng lớn nhỏ khác nhau.

Vùng da môi bị ngứa, rát hoặc viền môi bị tấy đổ, phát ban nổi các nốt nhỏ gây cảm giác khó chịu.

Hiện tượng da môi căng cứng, nứt chảy máu.

Vùng mép, viền môi sưng đỏ, xuất hiện các mụn nước, vết lở loét.

Nếu gãi hay chạm tay vào sẽ khiến mụn nước vỡ vùng da bị nhiễm trùng gây chảy máu, đau rát khó chịu.

Nguyên nhân bị chàm môi.

Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động gây ra bệnh chàm môi:

Môi khô rát, bong tróc do thiếu độ ẩm, cơ thể không được cung cấp đủ nước.

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến môi bị viêm da dị ứng.

Bị căng thẳng, stress, áp lực khiến suy giảm hệ miễn dịch làm da yếu đi và nhiễm bệnh.

Thực phẩm ăn uống hàng ngày gây kích ứng da.

Bị nhiễm chì do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng.

Phun xăm thẩm mỹ với chất lượng mức xăm kém khiến da môi tổn thương.

Chữa trị chàm môi.

1. Chữa chàm môi bằng dầu dừa.

Vệ sinh sạch vùng môi và vùng da xung quanh.

Lấy tăm bông thấm dầu dừa và thoa đều lên môi.

Giữ nguyên để dầu dừa khô tự nhiên.

Sau khoảng 1 – 2 tiếng lau lại môi với nước ấm.

2. Chữa chàm môi bằng kem dưỡng ẩm.

Giữ môi của bạn ẩm bằng kem dưỡng, có thể giúp kiểm soát tình trạng ngứa và khô. Thời gian tối ưu là ngay sau khi tắm hoặc khi bạn rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối. Điều này sẽ giúp môi bạn hấp thụ kem dưỡng tốt hơn. Các sản phẩm có 1% hydrocortisone có thể giúp giảm viêm môi khiến bạn khó ăn.

Nếu bệnh chàm của bạn nghiêm trọng và thuốc không kê đơn không có tác dụng, hãy hẹn gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamine để giảm ngứa nghiêm trọng và thuốc kháng sinh nếu chàm môi bị nhiễm trùng. Một số loại kem bôi da kê đơn cũng có thể giúp chữa lành da và ngăn ngừa bùng phát.

Không có cách chữa khỏi bệnh chàm. Tuy nhiên, bạn có thể học cách quản lý nó bằng cách điều trị y tế thích hợp. Tốt nhất bạn nên để ý dấu hiệu bạn đang bị chàm môi ghi nhật ký về thời điểm bùng phát và để ý mọi thay đổi về cảm xúc, môi trường, chế độ ăn uống và lối sống mà bạn đã trải qua tại thời điểm đó. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân bùng phát trên môi và bạn có thể cố gắng tránh chúng trong tương lai.

Liên hệ Oxspa để được tư vấn – chăm sóc các vấn đề về da.

Liên hệ, zalo: 0899 89 76 79 Tú Anh, Email: orisspa@gmail.com

Địa chỉ: 29 Đường 3, Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Dấu hiệu bạn đang bị chàm môi - biên soạn: Oxspa.

Bạn có thể quan tâm